Tập Gym Thể Hình Sẽ Đẹp Nhưng Có Giúp Cú Đấm Thực Sự Mạnh?

Cú đấm mạnh mẽ và nhiều lực từ cánh tay không chỉ là sự mong muốn của những vận động viên võ thuật thi đấu chuyên nghiệp mà còn là của mọi người đơn giản là khi họ muốn tự vệ phòng thân. Đặc biệt là với các anh nam giới thì mong muốn bản thân vừa đẹp lại mạnh mẽ càng cao hơn. Đa phần các bạn thường tìm tới tập GYM để nhanh chóng có được một thể hình đẹp. Có một lầm tưởng rất phổ biến rằng càng chăm chỉ nâng tạ càng NẶNG thì tay càng có lực, cú đấm sẽ càng mạnh. Đúng là tập tạ có thể giúp ta sở hữu những búi cơ mạnh mẽ nhưng không hề đảm bảo tăng lực đấm cho bạn.

Tập gym có khiến cú đấm trở nên mạnh hơn

Sau đây là 5 lý do trả lời cho câu hỏi tại sao lại như thế:

1. Đấm cần nhanh, chứ không phải mạnh

Trong bài tập tạ, mục tiêu là nâng tạ nặng hơn theo thời gian. Tuy là mọi người vẫn muốn tăng tốc độ nâng, nhưng khi đã chinh phục được mức tạ đó, bước tiếp theo luôn là tăng khối lượng tạ, nâng tạ nhanh hay chậm không phải là vấn đề. Không may là những đấu thủ vừa làm quen với boxing thường muốn đẩy nắm đấm với lực mạnh nhất có thể để hạ gục đối thủ.

Khi tập tạ, bạn hoàn toàn có thể bỏ vài giây ra để tập trung sức mạnh nhưng với boxing, khi mà bạn phải tung đòn nhanh nhất có thể thì một giây cũng là xa xỉ, đấm càng nhanh, độ sát thương càng lớn.

Một số môn tập trung TỐC ĐỘ: và BOXING, muay thái hay các môn võ như karate…

Tóm lại, có thể nói rằng việc đẩy tạ như việc ném trái bóng chày, còn đấm bốc như pha đập bóng chuyền. Tuy cả 2 đều đầy uy lực, nhưng rõ ràng đẩy tạ không giúp gì nhiều cho boxing.

2. Một đòn đấm ấn tượng cần sự thả lỏng, KHÔNG PHẢI một cánh tay đầy cơ

Công thức hiệu quả cho một lần tung đòn là:

Lực đấm = tốc độ tay x lực (từ cân nặng và lực của cơ)

Muốn tăng cường cú đấm ta có thể tăng tốc độ hoặc tăng lực. Vậy phải làm sao để tăng sức đấm MÀ KHÔNG dùng nhiều năng lượng?

Có 2 cách để làm điều này, cách thông dụng là dồn nhiều sức hơn, nghe thật hợp lý đúng không, nhưng liệu nó có hiệu quả? Không đâu! Đúng là nó tăng lực đấm thật nhưng không tăng hiệu ứng bất ngờ làm đối thủ choáng váng.

Cách còn lại (cũng là cách duy nhất) là giảm “trọng lượng” để tung đòn nhanh hơn. Vậy “trọng lượng” đó là gì và làm sao để giảm? Trong trường hợp này, nó có nghĩa là sức căng của cơ thể, bạn càng căng thẳng, càng gồng người lên thì khi đấm càng nặng, chỉ khi thả lỏng thì mới giải phóng được sức nặng và tốc độ.

Bây giờ bạn đã hiểu tại sao một boxer già vẫn đấm ngon lành hơn cả một vận động viên trẻ tuổi rồi chứ? Đó là bởi vì ông boxer già đã thành thục việc căn thời gian thả lỏng và dồn lực đúng thời điểm để tạo ra cú đòn vượt trội.

3. Nâng tạ giảm khả năng thả lỏng cơ

Có một số tranh cãi từ lâu về tác hại của tập tạ: Bạn sẽ chậm hơn, Cơ thể trở nên cứng nhắc, Dễ bị kiệt sức hơn. Nhưng liệu điều này có đúng hay không? Hãy so sánh trong đầu hình ảnh của người nâng tạ và một vũ công, cơ thể họ khác nhau ở đâu, cách họ di chuyển như thế nào và ai mới giống với hình ảnh của một boxer?

Trong trường hợp này, những tác hại được nêu trên là đúng. Nâng tạ làm hạn chế tốc độ và sức bền, nhưng hãy tưởng tượng rằng mình chẳng màn bị chậm đi hay bớt dẻo dai đi nữa thì việc bạn giảm khả năng thả lỏng người cũng như lực đấm. Chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ trong tốc độ thôi đã tạo sự khác biệt giữa đấm trúng và đấm trượt. Trở nên mạnh hơn thật ra chẳng là gì nếu không thể giữ sức mạnh đó suốt 3 vòng đấu.

4. Lực của cú đấm không đến từ cơ bắp

Nâng tạ chỉ đòi hỏi lực cơ bắp, boxing dùng lực bằng cách chuyển trọng lượng cơ thể thành sức tấn công và khi đó vai trò của cơ bắp là giúp cơ thể bạn nặng hơn và chuyển lực trực tiếp đến đối thư.

Tưởng tượng như bạn đang muốn đấm vỡ nền nhà, thay vì trực tiếp làm vậy, bạn sẽ giơ nắm đấm lên giữa không trung và dùng cơ bắp để đẩy trọng lượng xuống phần nắm tay nhằm làm nó tiếp đất nhanh hơn.

Thử tưởng tượng một cảnh khác: bạn muốn một viên đạn đại bác rơi xuống nước và bắn tung tóe, mức độ nước bắn ra phụ thuộc vào trọng lượng của viên đạn và tốc độ rơi. Cơ bắp của bạn sẽ không thể một mình làm nên chuyện nếu bạn không thể dùng nó để gắn kết cơ thể thành một khối đạn đại bác.

5. Lực đấm mạnh không đảm bảo độ sát thương cao

Độ sát thương phụ thuộc vào: Sức mạnh cơ bắp, Kỹ thuật, Góc đánh, Độ chính xác, Căn thời gian.

Chỉ sức mạnh thể chất là chưa đủ, bạn buộc phải có kỹ thuật, những đấu thủ mới thích tăng sức mạnh đơn thuần những những boxer lâu năm đều rất coi trọng kỹ năng điêu luyện.

Vì thế nếu có thời gian luyện tập, hãy tập trung phát triển kỹ thuật hơn là thể lực, cố gắng tập với bóng 2 đầu và tự rút ra phương pháp cho riêng mình, khi nhập trận, đối thủ của bạn sẽ còn di chuyển nhiều hơn cả bóng 2 đầu.

Tập luyện các bộ môn như Boxing- Kick Boxing – Muay Thái giúp cho bạn có những cú đấm thực sự mạnh mẽ. Hãy tới AKC fitness để trải nghiệm những giờ tập luyện thực sự thoải mái và chất lượng.

ĐĂNG KÝ NGAY
0397481112
link

Cám ơn!

Bạn đã đăng ký thành công.
Thông tin dữ án sẽ được gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.