Với những vận động viên chuyên nghiệp, những người thường xuyên luyện tập Boxing hoặc Muay Thái thì việc phân biệt sự khác nhau giữa hai bộ môn không khó khăn nhưng với những người mới bắt đầu hoặc đang có ý đinh tập luyện thì chắc hẳn có rất nhiều điểm thắc mắc. Tại sao nên quan tâm vấn đề này vì nếu một người có nền tảng về boxing, việc biết về những điểm khác biệt mấu chốt có thể giúp bạn sử dụng đôi tay hiệu quả hơn nhiều trong suốt quá trình luyện tập và trong những trận đấu Muay Thái.
Những điểm giống nhau giữa Boxing và Muay Thái
Về sự giống nhau: Boxing và Muay Thái có một vài điểm tương đồng, Muay Thái chứa đựng một vài nguyên lý cơ bản của boxing. Nhưng việc từng chiến đấu như một võ sĩ boxing cho tới khi chuyển sang Muay Thái thì thật sự không dễ dàng gì. Đã từng có tay đấm chuyên nghiệp người Nga sau nửa tháng rèn luyện Muay Thái bị gạ gục trước đối thủ với những cú ra chân dữ dội mạnh mẽ và quyết liệt. Sử dụng boxing thế nào cho hiệu quả trong Muay Thái. Trong boxing có những tổ hợp đòn hiểm nhất áp dụng rất hiệu quả cho Muay Thái
Một số võ sĩ Muay Thái giỏi nhất trên thế giới đến từ Thái Lan đã đạt đến đẳng cấp cao trong boxing , điều này hoàn toàn đã giúp họ vượt trội hơn trong suốt sự nghiệp Muay Thái của mình. Vì thế, nếu boxing đã hỗ trợ cho những võ sĩ Muay Thái hàng đầu trở nên tốt nhất và vẫn luôn đứng vững ở vị trí tốt nhất đó, thì có thể bạn nên chú ý đến điều này – nền tảng cơ bản trong boxing sẽ giúp cho sự nghiệp Muay Thái của bạn.
Những điểm khác biệt giữa Muay Thái và Boxing
Khi chú ý quan sát và phân tích hai môn thể thao này, bạn sẽ phát hiện ra có một số điểm khác nhau khi tập luyện và thi đấu hai môn này
• Tư thế bước chân trong boxing và Muay Thái
Các tư thế chân trong Muay Thái:
Chân mở rộng bằng vai, bàn chân phía trước chếch vào một chút, góc 10 độ, bàn chân sau chếch ra một chút, khoảng 45 độ, hông tạo góc 30 – 45 độ, tư thế trong Muay Thái đặc biệt hướng về phía trước trọng lượng cơ thể hơi dồn vào chân sau, nhẹ hơn ở chân trước, gót chân sau hơi nâng lên, tay thẳng hướng lên trên hoặc đặt bên dưới trán và hai cánh tay hướng về phía đối thủ với khuỷu tay hơi chếch ra ngoài một chút, hông hướng về phía trước. Tư thế này cho phép tung đòn đá trước và đá sau, những cú đá thăm dò, có thể là tung ra đòn chỏ và gối. Bởi vì Muay Thái bao gồm những cú đá, gối, chỏ, đấm, và clinching, trọng lượng trên hai chân phải chuyển đổi qua lại giữa chân trước và chân sau.
Tư thế chân trong boxing
Tư thế cơ bản trong boxing: chuẩn bị chân rộng hơn vài inch so với chiều rộng của vai, bàn chân trước chếch một góc 10 – 15 độ, chân trước trụ vững trên mặt đất, gót chân sau hơi nhấc lên, cho phép di chuyển nhanh hơn, bàn chân sau chếch ra ít nhất 45 độ và thậm chí đôi khi là 90 độ, phụ thuộc vào loại tư thế mà bạn duy trì. Trong boxing , bàn chân sau xu hướng chếch ra ngoài một góc lớn hơn trong Muay Thái. Khác với Muay thái Trọng lượng cơ thể nên phân bố đều trên hai chân sự phân bố này có thể thay đổi lúc áp sát tấn công giúp bạn thoải mái hơn một chút trọng lượng ở chân trước cho cú tấn công nhanh hơn và khi phòng thủ bạn thả lỏng trọng lượng ở chân sau để ngả người về phía sau nhanh hơn xương sống hơi cong xuống, không nên hoàn toàn thẳng.
Với hông chếch về phía sau nhiều hơn một góc 50 – 80 độ, đầu và lưng hơi ngả về phía trước vị trí này của hông là một điểm khác biệt chính, giữa những tư thế trong boxing và Muay Thái, đối với Muay Thái hông hướng về phía trước, tương đối rộng, để cho phép những cú đá thăm dò và có khả năng đưa ra cú đá nhanh hơn ở chân sau.
Những tư thế boxing nói chung có mục đích để lộ một mục tiêu tấn công càng nhỏ càng tốt trước đối thủ (trong khi vẫn cho phép duy trì sự vững chắc) bằng cách quay hông ra bên ngoài, ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là càng có ít phần cơ thể đối diện với đối thủ càng ít mục tiêu bị tấn công và được bảo vệ nhiều hơn. Điều này không như trong Muay Thái bởi vì Muay Thái thường mở rộng chân trước để dễ đá chân hơn.
• Sự khác biệt về vị trí hông của boxing vs Muay Thái
Vị trí hông là nơi tồn tại sự khác biệt lớn nhất giữa Muay Thái và boxing .
Vị trí hông trong Muay Thái: Vị trí bàn chân giữa Muay Thái và boxing có một chút giống nhau. Vị trí đặt chân ưa thích trong Muay Thái truyền thống cho phép hông rất rộng, thế nên bàn chân có thể hướng về trước nhiều hơn trong boxing , cho phép cho chân sau được quay ra ngoài nhiều hơn và một số trường hợp hầu như thoải mái tại góc 90 độ.
Vị trí hông trong boxing : Boxing cho phép che chắn hơn nhiều so với Muay Thái khi hông thường hướng ra ngoài nhiều hơn khoảng góc 60 – 80 độ ở tư thế này khiến cho sườn của những tay đấm trở thành mục tiêu tấn công trực tiếp khi để lộ phần bụng và ngực nhiều hơn trong Muay Thái. Trong Muay Thái, để tung ra cú đá trái, đá phải và đá thăm dò với cẳng chân, bạn phải có một tư thế hông rất rộng và khoảng 45 độ. Việc giữ cho hông hướng ra ngoài cũng cho phép những tay đấm dễ dàng tận dụng kỹ thuật né người sang phải (slipping) hoặc nhô lên hụp xuống (bob and weave) để lặn đầu (ducking) xuống sau đó di chuyển nửa vòng tròn quay về bên trái. Nó cũng cho phép võ sĩ boxing di chuyển đầu linh hoạt hơn nhiều so với Muay Thái, có thể lùi ra ngoài phạm vi hứng chịu những cú đấm uy lực.
• Vị trí tay trong boxing và Muay Thái
Vị trí tay trong Muay Thái: Muay Thái có một số vị trí tay khác nhau, nhưng đặc biệt bạn thường thấy tương đối rộng, cách bảo vệ cao tay với tay kia sát mặt hoặc giơ ra ngoài một chút. Điều này một cách cơ bản đòi hỏi bạn phải giữ cả 2 tay cao quá mặt với mặt ngoài cẳng tay hướng về phía đối thủ. Lý do cho trường hợp này lớn nhất là tránh những đòn chỏ vào mặt và né đòn đá vào đầu (head – kick). Nếu một trong hai đòn này trúng mục tiêu, nó sẽ là đòn đánh cuối cùng của trận đấu. Vì vậy, việc giữ cho tay đưa lên rất cao trong Muay Thái được nhấn mạnh là rất quan trọng.
Thường có khoảng cách một hoặc hai nắm đấm giữa hai tay. Điều này cho phép một vài chỗ che chắn để bảo vệ mặt bạn khỏi đòn đá vào đầu (head – kick) bởi vì chúng ngăn đòn đá chạm tới mặt bạn. Nó cũng nhanh và dễ hơn để tung ra những cú chỏ bởi vì tay đã được giữ cao và hướng ra ngoài – khoảng cách tới đối thủ của bạn sẽ gần hơn và bạn không cần nâng cùi chỏ nhiều khi ra đòn.
Vị trí tay trong boxing : Giống như Muay thì Boxing cũng có nhiều vị trí tay khác nhau cho phép sự bảo vệ nhiều khi bạn giữ cho tay rất cao và bao phủ trước mặt bạn. Những tay đấm thường tận dụng vị trí tay này khi ở rất sát đối thủ hoặc khi phòng thủ. Bạn cũng có nhiều hơn vị trí tay yêu thích, khi tay trước được đặt thấp hơn thắt lưng trong khi tay phải giữ cao bảo vệ cằm (dùng vai để đỡ, vv).
• Động tác chân trong Boxing và Muay Thai
Động tác chân trong Boxing: Động tác chân tồn tại trong Muay Thái, nhưng nó không được sử dụng như trong boxing bởi vì cách những tay đấm bốc Thái phải đối đầu không chỉ với những đòn tấn công bằng tay, chỏ, gối, mà còn có những cú đá và ôm sát người để đánh (clinching). Điều này nghĩa là động tác chân trong Muay Thái thường khá đơn giản khi những tay đấm bốc Thái lướt về phía trước trên chân trước (giống như boxing ) nhưng chuẩn bị cho những cú đá thăm dò với chân trước bất kỳ lúc nào. Điều này nghĩa là chân trước của võ sĩ Muay Thái tập trung ít trọng lượng cơ thể hơn khi so sánh với trọng lượng đặt vào chân trước của võ sĩ boxing . Khi bước né đối thủ, chân sau lùi về sau, sau đó chân trước bước theo (giống như trong boxing ). Tuy nhiên, những võ sĩ đấm bốc Thái không có xu hướng ngả ra sau nhiều trên chân sau giống như những võ sĩ boxing hay làm trừ khi họ bước lùi lại để né đòn đá.
Động tác chân trong boxing : Ở đẳng cấp cao trong boxing , động tác chân thực tế như một điệu tăng -gô, giậm nhảy nhẹ nhàng xung quanh đối thủ, xoay vòng (pivot), và nhún nhảy (bouncing), mỗi tay đấm phản ứng với nhịp điệu điệu nhảy của đối phương khác nhau. Thậm chí ở đẳng cấp thấp của boxing vẫn rất chú trọng vào động tác chân trong những trận đấu. Nếu bạn mới tập đấm bốc, bạn có thể nói chính xác tầm quan trọng được đặt vào động tác chân như thế nào – nó thấm vào bạn cũng là nhiều như kỹ thuật đấm!
• Sự khác nhau về góc đấu
Cũng có một sự khác nhau trong vị trí mà những võ sĩ đặt chính họ vào để tung ra những đòn tấn công. Muay Thái có góc đấu tương đối rộng với đối thủ để tung đòn tấn công trên một đường thẳng. Những võ sĩ tiến lên phía trước hoặc lùi về sau và chỉ đôi khi đi chệch đường thẳng này. boxing , tuy nhiên, chiến đấu từ nhiều góc độ và vị trí không phải là một đường thẳng (nơi thường tung ra những cú đấm hiểm hóc nhất và có thể đánh vào kẽ hỡ xung quanh phòng thủ của đối phương).
Góc đấu của Muay Thai: Có những góc đấu trong Muay Thái được tạo ra bằng khả năng di chuyển, nhưng thường (khi một một võ sĩ chuyên nghiệp đối đầu với một võ sĩ chuyên nghiệp) điều này bị giới hạn khi bước lùi về sau với chân sau và xoay người về vị trí ngược chiều kim đồng hồ để tung ra đòn đá chân sau hoặc gối sau.
Góc đấu trong boxing : boxing tất cả tập trung vào góc đấu và nó không thường để thấy những võ sĩ quay cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ trên bàn chân họ để tạo thêm góc. boxing rất tuyệt vời trong việc tạo ra một loại hình nghệ thuật của việc sử dụng những góc độ để tung những đòn tấn công hiệu quả. Xem bất kỳ tay đấm đầy kinh nghiệm nào, họ sẽ tận dụng hoặc trực tiếp tạo những góc đấu để giáng những đòn trừng phạt nên đối phương. Một số ví dụ của góc đấu: những cú đấm móc ngược (uppercut) được tung ra bằng việc ngả qua phải hoặc trái nhằm tạo ra một góc nhiều lực và xuyên sâu hơn, những cú đấm mạnh được tạo ra từ những góc tấn công từ bên dưới khi né và nhô lên hụp xuống, vv.
• Nhịp điệu trận đấu giữa hai môn
Nhịp điệu giữa boxing và Muay Thái có điểm khác nhau. Trong boxing, có nhiều điệu nhún nhảy, nhiều di chuyển bàn chân hơn, và tay được tung ra giống như súng bắn đạn. Không hiếm để được thấy 4,5,6 tổ hợp đấm.
Muay Thái di chuyển với một nhịp đánh khác, những võ sĩ bung đòn mạnh mẽ với tổ hợp đòn 1 – 2 hoặc 1- 2 -3 sau đó rút về phía sau để thủ hoặc di chuyển vào vị trí ôm sát đối thủ.
• Di chuyển phòng thủ
Phòng thủ trong Muay Thái: Muay Thái có rất ít cách di chuyển phòng thủ, tức là nó tập trung tấn công nhiều hơn boxing với 6 bộ phận cần phải bảo vệ và những khoảnh khắc phòng thủ bị giới hạn thường xuyên, trong Muay Thái không chủ định né tránh những cú đấm mạnh mà khống chế đối thủ. Kỹ năng phòng thủ trong Muay Thái khá nhiều, bao gồm: bước ra xa đối thủ, ngả ra sau để tránh những cú đá và cú đấm mạnh, khống chế những cú đá với cẳng chân và khống chế những cú đấm mạnh bằng găng. Trong quá trình giao đấu không tránh được bị thương. Võ sỹ chịu đựng nó và đòi lại tất cả công bằng với đối thủ của họ với những đòn phản công sau đó.
Trong những trận đấu Muay Thái giữa các võ sĩ ít kỹ năng hơn phần thắng thường nghiêng về người nào có thể chịu đựng những đòn tấn công nguy hiểm nhất trong và vẫn có khả năng đánh trở lại đủ những đòn có thể knock – out hoặc ghi điểm quyết định trận đấu hoặc sẽ bỏ trận nếu sau 5 vòng đấu mà chưa phân chia cao thấp.
Một vài võ sĩ Muay Thái ở đẳng cấp cao nhất một vài lần cũng thực hiện thêm những cách di chuyển phòng thủ của boxing.
Phòng thủ trong boxing : boxing mặt khác lại đề cao phòng thủ như là một nghệ thuật. Bạn có thể cho ví dụ về động tác né, nhô lên hụp xuống, đấm kết hợp né đòn, khóa đòn đấm, lặn, ngả người, cú đấm đánh giầy hay bước lùi ra phía sau để né đòn tấn công. Trong boxing, phòng thủ có thể coi là cốt lõi, nó không chỉ là việc khóa đòn tấn công mà còn là tránh né những đòn tấn công để tung ra một cú đấm trả về phía đối thủ. Một vài võ sĩ giỏi nhất thực sự là những tay phòng thủ cừ khôi trước sự tấn công như vũ bão có thể kể đến như là: James Toney, Sweet Pea, Floyd Mayweather Jr, vv.
Boxing và Muay Thái là hai môn thể thao khác nhau chỉ có một vài điểm chung đa số là những điểm khác nhau mà chúng tôi đã nêu bên trên. Nếu bạn bạn đã từng tập boxing muốn đánh boxing một cách hiệu quả trong Muay Thái phải điều chỉnh một số kỹ thuật của boxing. Có nhiều sự tranh cãi xem môn võ nào đỉnh cao hơn nhưng tất cả đều là sự so sánh khập khiễng. Mỗi môn võ có một sự ưu việt hơn, và việc bạn chọn môn nào phụ thuốc rất nhiều vào sở thích cũng như khả năng hay còn gọi là năng khiếu của bạn.