5 Lời Khuyên Hữu Ích Với Người Bệnh Tiểu Đường Khi Tập Fitness

Các bộ môn fitness rất có lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt là người đái tháo đường các bài tập này còn ý nghĩa hơn gấp nhiều lần. Bởi vì, luyện tập không chỉ giúp bạn duy trì thể chất của bản thân ở mức cân bằng, hạn chế thừa cân, giữ vóc dáng mà còn giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn cân bằng lượng insulin, từ đó góp phần kiểm soát đường huyết.

Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc tập luyện các bộ môn fitness. Vậy làm thế nào để bạn tập hiệu quả và không thấy nản lòng? Hãy lắng nghe 10 lời khuyên dưới đây!

1/ Cần chuẩn bị kỹ càng  trước khi đi tập luyện

Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) các bài tập thể dục vận động fitness kết hợp với thư giãn được xem như là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp người đái tháo đường cân bằng đường huyết, hạn chế dùng các loại thuốc điều trị.

Cần theo dõi tình hình sức khoẻ trước khi tập luyện, nhận lời khuyện từ bác sĩ và HLV

Các bài tập đối kháng, tập cường độ cao có thể giúp bạn đốt cháy lượng lớn chất béo, nhưng nó cũng làm tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sỹ, HLV, chuyên gia tư vấn trước khi tiến hành tập luyện.  

Nên kiể m tra sức khỏe tổng quát trước khi tập, để phát hiện sớm những bệnh lý, những rối loạn tiềm tàng khác hoặc những biến chứng đã có của đái tháo đường, đặc biệt là với các bệnh lý hay biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động để được tư vấn vận động phù hợp nhất.

Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân. Luôn tập với HLV đi kèm để được hỗ trợ kịp thời khi có các nguy cơ tụt huyết áp, chóng mặt …

Mang theo thẻ hội viên ghi rõ tình trạng, thông báo cho phòng tập rộng rãi rằng mình có bệnh đái tháo đường, cách cấp cứu để nhân viên giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp…

2/ Lựa chọn thời điểm luyện tập để kiểm soát đường huyết

Nếu như bạn đang bắt đầu làm quen với một môn thể dục mới, thì hãy kết hợp chúng với những bữa ăn lành mạnh. Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết an toàn cho bệnh nhân là:

  • Đường huyết trước ăn: 90 – 130 mg/dL (5.0 – 7.2 mmol/L).
  • Đường huyết sau ăn 1 – 2h: < 180 mg/dL (10 mmol/L).
  • Đường huyết trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6.0 – 8.3 mmol/L).

Căn cứ vào thông số trên, có thể xác định người bệnh đái tháo đường trước khi tập luyện khoảng mức an toàn khoảng 7.2 – 10 mmol/L. Nếu ngoài ngưỡng trên không nên tập luyện. Thời gian lý tưởng nhất để tập luyện là vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Lúc này chỉ số đường huyết thăng bằng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập để giữ cho chỉ số đường huyết tiếp tục ổn định suốt cả ngày.

3/ Bổ sung thực phẩm khi đường huyết xuống thấp

Sau quá trình luyện tập, nếu bạn bị tụt đường huyết thì có thể bổ sung bằng cách ăn các loại thực phẩm nhiều calo như: sữa, bánh mỳ , các loại ngũ cốc … sẽ giúp phục hồi chỉ số đường huyết nhanh chóng. Bạn cũng có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện khoảng 1 tiếng  với rau củ, nước hoa quả ép,  …để phòng tránh nguy cơ tụt đường huyết do tập luyện quá mức.

4/ Đo đường huyết, kiểm tra các chỉ số sức khoẻ thường xuyên

Bạn nên có một chiếc máy đo đường huyết, và thực hiện đo trước và sau khi tập luyện để kiểm soát các chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Tránh tập khi đường huyết quá cao hoặc thấp. Nếu như đường huyết vẫn cao sau quá trình tập luyện, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung insulin theo ý kiến các bác sỹ.

Nên lập biểu đồ theo dõi đường huyết hàng ngày, tổng kết vào mỗi tháng để biết đầy đủ các thông số. Tại AKC fitness có máy đo mỡ máu, kiểm tra thường xuyên tình trạng của học viên đảm bảo kiểm soát tốt sức khoẻ để lên giáo trình phù hợp cho mỗi học viên.

5/ Người bệnh tiểu đường nên tập thường xuyên để đạt hiệu quả

Các chuyên gia về thể dục khuyên người bệnh tập luyện cần duy trì thường xuyên, đều đặn để có kết quả tốt.

Mỗi buổi tập có thể tiến hành :

– Khởi động khoảng 10-15 phút với bài tập thể dục thư giãn, mềm dẻo, duỗi cơ để phòng tránh chấn thương.

– Sau thời gian áp dụng những bài tập có cường độ thấp, có thể lựa chọn các bài tập nặng hơn với cường độ từ trung bình (các bài tập sức bền), thời gian tập chỉ khoảng 30 phút và chia làm 2 – 3 đợt, có nghỉ cách quãng để cơ thể thích ứng. Có thể chọn hoặc phối hợp thêm với các bài tập cường độ lớn hơn (các bài tập sức mạnh) với thời gian thích hợp.

– Kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn thả lỏng, co duỗi khớp, đi bộ hít thở nhẹ nhàng.

Kiểm tra bàn chân thường xuyên, trước và sau tập, kịp thời phát hiện các tổn thương kích ứng ở chân. Luôn trao đổi với HLV về tình trạng của mình để điều chỉnh phù hợp, thay đổi nội dung bài tập cho vừa sức.

Tập đều đặn hàng ngày có tác dụng tốt cho sức khoẻ, giảm các biến chứng của đái tháo đường. Tập luyện hàng ngày còn giúp giảm đường máu, mỡ máu, giảm nguy cơ tai biến, suy hô hấp, giúp máu lưu thông đến chân tay được tốt, giảm thiểu khả năng tê bì mất cảm giác ở chân, nhức mỏi tay…

Tại AKC fitness với học viên chúng tôi đều quan tâm từ tiền sử bệnh, sức khoẻ, khả năng hoạt động thể chất để lên bài tập phù hợp nhất. Chỉ cần bạn đăng ký, bạn sẽ được các HLV của trung tâm hẹn gặp, đo các chỉ số hình thể, lấy các thông tin về tình trạng sức khoẻ, lên chế độ tập luyện và dinh dưỡng để bạn có được một thể hình đẹp, sức khoẻ tràn trề để có được tâm trạng thoải mái, sức chiến đấu với công việc và các áp lực cuộc sống, tận hưởng những điều tuyệt vời nhất mỗi ngày!

Đăng ký ngay để được tập thử đơn giản bên dưới:

Đăng kí tập thử FREE để có cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh

 

ĐĂNG KÝ NGAY
0397481112
link

Cám ơn!

Bạn đã đăng ký thành công.
Thông tin dữ án sẽ được gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.